Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động giúp ích thế nào

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ. Đó là lí do vì sao chúng ta nên lắp đặt cũng như chuẩn bị tốt cho công tác sửa chữa hệ thống báo cháy tự động.


I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
1. Trung tâm báo cháy
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
2. Thiết bị đầu vào
– Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
3. Thiết bị đầu ra
– Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
– Chuông báo động, còi báo động.
– Đèn báo động, đèn exit.
– Bộ quay số điện thoại tự động.



II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy(chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone hay địa chỉ) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
>> bảo trì hệ thống chữa cháy fm200
>> cọc đồng tiếp địa d16

0 nhận xét:

Đăng nhận xét